Sigma GEO Việt Nam

Những loại vải địa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Vải địa kỹ thuật ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình trên bề mặt hoặc trong lòng đất. Với mục đích đề phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất trước những nguy cơ tự nhiên như: dòng chảy bùn, lở đất, trượt đá, sạt lở,… Vậy hiện nay, tại Việt Nam có những loại nào được sử dụng phổ biến?

Vải địa kỹ thuật dệt

vải địa kỹ thuật dệt
vải dệt pp

Đây là loại vải có kiểu dáng giống như vải may. Chúng được tạo thành từ các sợi dệt ngang dọc.

Đặc điểm của vải địa kỹ thuật dệt

Do được tạo thành bằng phương pháp may nên loại vải này sở hữu các đặc điểm sau:

  • Cường độ chịu kéo cao, từ vài chục cho tới vài trăm kN/m.
  • Độ giãn dài thấp dưới 25%.
  • Kích thước ổn định.
  • Có khả năng tiêu thoát nước.

Ứng dụng của vải địa kỹ thuật dệt

Vải địa kỹ thuật dệt thường được ứng dụng để làm cốt gia cường cho các công tác xử lý nền đất. Điển hình như:

  • Gia cố nền đường đắp.
  • Khôi phục nền đất yếu.
  • Khi liên kết các cọc.
  • Làm đệm nền có nhiều lỗ hổng.
  • Ngăn chặn, chống xói món với khả năng lọc và tiêu thoát.

Các thương hiệu vải địa dệt phổ biến

Dòng vải này trên thị trường hiện nay có 2 thương hiệu nổi bật nhờ vào chất lượng ổn định, giá cả hợp lý. Đó là:

  • Vải địa dệt PP: dòng vải nổi bật với đặc trưng màu đen, tính cường lực chịu kéo cao. Hơn nữa, giá thành của chúng là khá rẻ nên đường sử dụng rất nhiều ở các công trình đường giao thông nội bộ, nền nhà xưởng.
  • Vải địa dệt GET: Loại vải địa kỹ thuật dệt tới từ thương hiệu Aritex. Chúng có cường lực chịu kéo cực cao nên gia cường cho nền đất rất tốt. Đồng thời, chúng năng cao được khả năng chịu tải của đất đắp. Do đó, sản phẩm này được ứng dụng rộng rãi tại các công trình có tính chất quan trọng: cảng biển, đường cao tốc, sân bay, nơi xe tải trọng nặng thường xuyên lưu thông,…

Vải địa kỹ thuật không dệt

vải địa kỹ thuật không dệt
vải không dệt

Vải địa không dệt gồm những sợi ngắn, sợi dài liên tục. Chúng không được sắp xếp ngẫu nhiên, không theo một hướng nhất định nào. Nếu như vải dệt sử dụng kỹ thuật may thì vải không dệt lại liên kết các sợi vải theo một trong các phương pháp sau:

  • Phương pháp hóa bằng chất dính.
  • Phương pháp nhiệt bằng sức nóng.
  • Phương pháp cơ với việc dùng kim dùi.

Đặc điểm vải địa không dệt

Vải không dệt có được các đặc điểm sau:

  • Lực kéo đứt thường không vượt quá 30KN/m.
  • Độ giãn dài lớn hơn 40% khi bị kéo đứt so với kích thước ban đầu.
  • Kích thước lỗ rất đồng đều, khít.
  • Có khả năng thoát nước cao theo cả chiều dọc và chiều ngang.

Ứng dụng vải địa không dệt

Với những đặc điểm kỹ thuật trên, vải địa kỹ thuật không dệt được ứng dụng rộng rãi trong các công việc sau:

  • Dùng để ổn định và gia cường nền đất yếu.
  • Sử dụng làm lớp phân cách và ổn định mương rãnh.
  • Dùng gia cường, gia cố ở các công trình ở mức tương đối.
  • Lọc và tiêu thoát nước bởi kích thước lỗ của vải cho phép nước đi qua mà vẫn giữ được các hạt đất và không bị lấp tắc.
  • Bảo vệ, chống xói mòn do vải dệt sẽ giữa lại lớp đá, sỏi giúp giữa cho đất không bị xói mòn.

Các thương hiệu vải địa kỹ thuật không dệt phổ biến

các loại vải địa sử dụng phổ biến
các loại vải sử dụng phổ biến

Thị trường vải không dệt chứng kiến cuộc cạnh tranh rất khốc liệt từ nhiều cái tên khác nhau. Trong đó nổi bật và được nhiều người sử dụng phổ biến nhất phải kể tới một số thương hiệu sau:

  • Thương hiệu ART: loại vải do công ty Ngọc Phát cung cấp. Chúng đang được nhiều người lựa chọn bởi chất lượng cao, chi phí thấp cùng sự đa dạng sản phẩm như: vải địa kỹ thuật ART12, ART 15, ART 17, ART 20,…
  • Thương hiệu TS: loại vải nhập khẩu từ Malaysia do tập đoàn Tencate Polyfelt sản xuất. Với chất lượng cao, uy tín khẳng định trên toàn thế giới nên giá thành cũng sẽ cao hơn so với sản phẩm sản xuất trong nước.
  • Thương hiệu HD: dòng vải không dệt sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ nhập khẩu từ Đức với nhiều sản phẩm đa dạng: HD16C, HD118C, HD19C,… Chúng được ứng dụng rộng rãi tại các dự án như sân golf, sân thể thao, trồng cỏ chống xói mòn.

Vải địa kỹ thuật gia cường

Vải địa gia cường hay còn gọi là vải địa kỹ thuật phức hợp. Đây là loại vải kết hợp giữa vải dệt và không dệt. Nhà sản xuất sẽ may, dệt những bó sợi chịu lực lên trên nền vải không dệt. Từ đó tạo nên một sản phẩm có đầy đủ các đặc điểm, chức năng của cả vải dệt và không dệt.

  • Cường độ chịu kéo cao, từ 100 đến 1000 KN/m.
  • Hệ số dão thấp, chỉ 1.45 sau 120 năm.
  • Biến dạng nhỏ, 10% – 15% khi ở mức tải trọng tối đa.
  • Khả năng thoát nước nhanh.

Hiện, các loại vải phức hợp tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ Malaysia hoặc Trung Quốc. Đi cùng với những đặc điểm vượt trội trên là mức giá thành cao. Vì vậy, chúng thường chỉ được sử dụng trong những công trình trọng yếu, đòi hỏi các tiêu chuẩn kỹ thuật cao.

Trên đây là những loại vải địa kỹ thuật phổ biến tại nước ta hiện nay. Nếu cần tư vấn thêm hoặc muốn đặt mua vải địa Sigma GEO, bạn hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Địa Kỹ Thuật Sigma GEO theo số hotline: 0938 620 644 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất.

3 Comments

  1. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Quis ipsum suspendisse ultrices gravida. Risus commodo viverra maecenas accumsan lacus vel facilisis.

    1. Cras maximus ultricies volutpat. Praesent ut enim non enim vulputate fringilla.

  2. Cras maximus ultricies volutpat. Praesent ut enim non enim vulputate fringilla.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *